Tóm tắt
Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con - tác giả người Nhật Ibuka Masaru Tác giả: Ibuka Masaru Xuất bản: 2014 Nhà xuất bản: Đại Học Sư Phạm Nhà phát hành: Quảng Văn Dạng bìa: Mềm Kích thước: 13.5 x 20.5 cm Khối lượng: 300 gram Số tra...Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con
FREESHIP Toàn Quốc cho đơn hàng từ 500k (Một số hàng cồng kềnh có thể phải tính thêm phụ phí)
►CH 3: 81 ngõ 1 Tập thể 75, Kim Chung, Hoài Đức, HN (ĐT: 0986588655)
- Đồ gia dụng & Nhà cửa
- Nồi và chảo dùng cho bếp từ
-
Điện gia dụng
- Ấm điện, ấm siêu tốc
- Bàn ủi, bàn là và phụ kiện là ủi
- Bếp nướng, nồi chiên không dầu
- Bếp điện từ, bếp hồng ngoại
- Máy lọc khí, Máy hút ẩm, tạo ẩm
- Máy xay, máy ép, máy vắt cam
- Nồi áp suất, nồi nấu chậm
- Nồi điện, nồi cơm điện
- Lò vi sóng, lò nướng
- Máy sấy tóc
- Máy hút bụi
- Máy lọc nước, máy nước nóng, máy sưởi
- Máy làm mát, quạt điện
- Đồ gia dụng Đức
- Đồ tiện ích gia đình
- Đồ chơi trẻ em
- Đồ cho mẹ và bé
- Thiết bi và dụng cụ y tế
- Đồ công nghệ - Phụ kiện
- Vali, balo cặp túi
- Hàng Việt Nam xuất khẩu
- Đồ khuyến mại từ các hãng
- Tủ sách người mẹ tốt
- Top 100 sản phẩm
- Sản phẩm khác
- Bánh trung thu cổ truyền
- Đèn chiếu sáng
- Quần áo lót thời trang
Giỏ hàng của bạn đang trống!
Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con
Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con - tác giả người Nhật Ibuka Masaru
Tác giả: Ibuka Masaru
Xuất bản: 2014
Nhà xuất bản: Đại Học Sư Phạm
Nhà phát hành: Quảng Văn
Dạng bìa: Mềm
Kích thước: 13.5 x 20.5 cm
Khối lượng: 300 gram
Số trang: 224
Tác giả Ibuka Masaru đã viết sách nuôi dạy con kiểu Nhật tổng hợp các kiến thức và kinh nghiệm trong giáo dục trẻ những năm đầu đời. Cuốn sách đã chỉ ra rằng: "Cách giáo dục cho đến năm 3 tuổi cực kỳ quan trọng. Chính vì lúc sinh ra não em bé như tờ giấy trắng cho nên chờ đến 3 tuổi mới bắt đầu dạy bé thì đã quá muộn. Thậm chí đúng ra là bắt đầu dạy dỗ sớm chừng nào hay chừng ấy”.
Dĩ nhiên, bắt đầu càng sớm càng tốt nhưng không có nghĩa là nội dụng đáng lẽ dạy cho bé 4-5 tuổi thì đem dạy cho bé 1-2 tuổi. Cha mẹ cần phân biệt cách dạy dỗ sau khi bé 4 tuổi, với cách dạy dỗ khi bé 0-2 tuổi. Từ đó, kích thích đúng lúc, khơi gợi đúng lúc, khéo léo nuôi dưỡng niềm đam mê của con, để con có được những bước đệm tốt nhất vào tương lai.
Nếu các bậc cha mẹ đã đọc cuốn sách Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn nói về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ trong giai đoạn vàng 0-3 tuổi, thì Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con sẽ trả lời thêm cho câu hỏi “Vậy ai và làm thế nào để mang lại khuôn mẫu cho các bé trong giai đoạn này, giúp bé phát triển toàn diện cả thể chất cũng như trí tuệ?”.
Tác giả Ibuka Masaru đã chỉ ra không ai có thể thay thế người mẹ trong giai đoạn quan trọng này. Chỉ có duy nhất mẹ là người có thể bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, không chán nản, thường xuyên lặp đi lặp lại một việc để dạy cho bé với tất cả tình yêu thương con sâu sắc. Tạo cho con môi trường tốt là điều mà chỉ người mẹ mới làm được. Mẹ thay đổi con cũng sẽ thay đổi, và trước mẫu giáo là thời kỳ mà nhân cách , thái độ sống của người mẹ dễ truyền thụ sang con nhất. Những bí quyết nuôi dạy con tốt cũng được cuốn sách chỉ ra một cách trực quan và thực tế. Sẽ không khó để các bậc cha mẹ áp dụng cách tạo hứng thú cho trẻ, lựa chọn đồ chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ, thay đổi cách nói mệnh lệnh với con bằng cách nói tôn trọng tính tự chủ của trẻ.
Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con của tác giả Ibuka Masaru là một gợi ý giá trị đối với các bậc cha mẹ đang tham khảo và quan tâm tới phương pháp giáo dục kiểu Nhật. Trong xã hội ngày nay có vô số thông tin về nuôi dạy con, và không ít bà mẹ bị lạc vào biển thông tin đó, mất đi sự tự tin trong nuôi dạy con. Khi cầm cuốn sách này trên tay, các bậc cha mẹ sẽ nhận ra thông điệp mà tác giả Ibuka Masaru gửi gắm đến những người mẹ: “Hãy tự tin lên hướng về phía con mình”, điều đó sẽ mở cửa cho những khả năng vô hạn mà trẻ 0 tuổi có.
Trích đoạn
MẸ THAY ĐỔI, CON CŨNG SẼ THAY ĐỔI
“Trong thời kỳ khuôn mẫu, cha mẹ nên làm gì?”
1. Người mẹ tốt là người luôn tràn đầy tình yêu thương và có ý chí mạnh mẽ rằng mình sẽ nuôi dạy con thành một đứa trẻ ngoan
Chúng ta khi đánh giá sự vật, sự việc thường dùng “tốt”, “xấu”. Với âm nhạc, tranh ảnh, hay các chương trình ti vi cũng thế, mọi người thường hay đánh giá “tốt nhỉ”, “chán nhỉ”. Tuy nhiên, đây chẳng qua chỉ là cách đánh giá mang tính chủ quan. Bởi vì, nhiều khi đối với người này là một bản nhạc hay, nhưng đối với người khác lại nghe rất dở. Đánh giá thế nào là “người mẹ tốt”, “đứa con ngoan” cũng vậy. Không phải tất cả đều có chung một giá trị sống giống nhau, nên thật khó mà xét đoán được ngay thế nào là tốt, thế nào là không tốt.
Những người đi nước ngoài lâu mới về Nhật đều chung một nhận xét là, trẻ con Nhật dạo này không có ý thức đạo đức xã hội gì cả. Nghe “đạo đức xã hội” có vẻ như kiểu từ ngữ mà các nhà lý luận học hay dùng, nhưng ý tôi muốn nói trẻ con bây giờ ở nơi công cộng làm phiền người khác mà cứ như không ấy. Ví dụ điển hình như khi đi tàu điện, thường xuyên bắt gặp nhiều đứa trẻ không chịu xếp hàng mà chen ngang tranh chỗ, trên tàu thản nhiên làm bẩn quần áo của người bên cạnh.
Thông thường, người ta sẽ phê bình các bà mẹ dễ dàng tha thứ cho những việc ấy của con. Trong những trường hợp thế này, chỉ đối với vấn đề cách dạy dỗ thì việc đánh giá “tốt” hay “không tốt” chưa tách biệt rõ ràng đến mức đó. Nhưng nếu thử hỏi lại, thế nào là đứa trẻ ngoan, chắc chắn mỗi người lại có một câu trả lời khác nhau. Cũng tương tự như khi hỏi, thế nào là một bà mẹ tốt, có thể vạn người thì vạn câu trả lời khác nhau. Nhưng theo tôi, tiêu chuẩn đánh giá thế nào là người mẹ “tốt” hay “không tốt” có thể thống nhất được.
Người mẹ tốt là người luôn tràn đầy tình yêu thương và có ý chí mạnh mẽ rằng mình sẽ nuôi dạy con thành một đứa trẻ ngoan.
Mỗi người có cách định nghĩa đứa trẻ ngoan khác nhau, nhưng trước hết bản thân người mẹ phải có mong muốn nuôi con thành đứa trẻ ngoan. Tôi nghĩ không quá khi nói rằng, một người mẹ mà không hề có mong muốn sẽ dạy dỗ con thành một người tốt thì không xứng đáng làm mẹ. Việc bé có trở thành “đứa trẻ ngoan” hay không phụ thuộc vào cách cha mẹ dạy dỗ bé trong ba năm đầu đời, khi mà cha mẹ còn tự do kiểm soát được con mình.
Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ - tiến sĩ Bruner có định nghĩa, người mẹ tốt là người có thể tạo ra những phương thức giao tiếp trước cả ngôn ngữ, và nhờ vào đó thúc đẩy trò chuyện cũng như chơi đùa cùng với trẻ. Nói lại theo cách của tôi thì cha mẹ tốt là người luôn ý thức dành thời gian cho con, để nuôi dạy con thành một đứa trẻ tốt trong giai đoạn khuôn mẫu.
Mọi người thường nói “không có cha mẹ trẻ con cũng tự lớn”. Nhưng “tự lớn lên” và “được nuôi lớn khôn” là rất khác nhau. Thời đại ngày nay lại có câu “dù có cha mẹ con cái vẫn lớn lên”, tuy nhiên, nếu người mẹ không dành tình yêu thương cho con, không có ý chí mạnh mẽ sẽ nuôi dưỡng con thành một người tốt, thì cũng không thể nào nuôi dạy con thành một đứa trẻ ngoan được.
2. Trước mẫu giáo là thời kỳ mà nhân cách và thái độ sống của người mẹ dễ “truyền thụ” sang con nhất
“Trẻ là tấm gương phản chiếu hình ảnh của mẹ”. Nhìn những việc đứa trẻ làm sẽ suy ra được nhân cách của người mẹ. Cách dạy dỗ và chỉ bảo của mẹ trong giai đoạn ấu thơ có ảnh hưởng lớn hơn chúng ta tưởng. Các bác sĩ khoa nhi có kể, họ thường vừa quan sát các bà mẹ và con vừa viết đơn thuốc. Những bác sĩ có kinh nghiệm chỉ cần nhìn thoáng qua một nhóm trẻ trong phòng chờ cũng biết được mẹ của bé là ai.
Về việc này, tôi cũng được nghe một câu chuyện khác khá thú vị của anh Doi Yoshiko, một người đã quan tâm đến giáo dục trẻ tuổi ấu thơ trong nhiều năm liền. Bản thân anh Doi cũng quản lý một nhà trẻ, và có khoảng 5.000 em đã tốt nghiệp trường của anh. Trường anh Doi đã từng áp dụng ba cách sau để tuyển chọn học sinh.
Cách thứ nhất, cả phụ huynh và trẻ làm bài kiểm tra; cách thứ hai, xếp hàng theo thứ tự nộp đơn; cách thứ ba, bốc thăm ngẫu nhiên. Sở dĩ có tận ba cách xét chọn này là vì, ban đầu trường áp dụng cách thứ nhất, nhưng có nhiều trường hợp trẻ không trúng tuyển do phụ huynh bị trượt đầu vào, thành ra nhiều phụ huynh yêu cầu không làm cách này nữa, vì khiến họ bị mất uy với con. Khi chuyển sang áp dụng cách thứ hai thì lại xảy ra tình trạng nhiều nhà thức đến tận khuya để xếp hàng chờ nộp đơn. Cực chẳng đã, trường đành chọn cách thứ ba là bốc thăm ngẫu nhiên để chọn học sinh đầu vào.
Điều thú vị là các em học sinh khi nhập học theo các cách khác nhau sẽ có những điểm khác nhau. Anh Doi cho biết, lứa học sinh tuyển chọn theo cách đầu là ưu tú nhất, lứa tuyển chọn theo cách ba thì có nhiều em nghịch ngợm hơn. Hàng năm, trường của anh Doi có gần 300 em tốt nghiệp, trong đó, những em được tuyển chọn theo cách thứ nhất thì cứ một đợt lại có khoảng 40 – 50 em đậu vào những trường đại học tốp đầu. Tính ra thì một nửa số bé tốt nghiệp là bé trai, và gần như 1/3 số bé tốt nghiệp sau này đậu vào các trường đại học tốp đầu. Trong khi đó, với lứa học sinh tuyển chọn theo cách thứ hai và thứ ba thì tỉ lệ này có xu hướng giảm rõ rệt.
Những thông số trên đã phản ánh chân thực câu nói “trẻ là tấm gương phản chiếu hình ảnh của mẹ”. Các bạn đừng hiểu lầm ý tôi là những em đậu vào trường giỏi mới ưu tú, còn những em đậu vào các trường khác thì không. Cũng không phải muốn con sau này vào được trường Todai thì cha mẹ cần phải dạy chữ cho con từ trước khi đi mẫu giáo. Điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, cách người mẹ dạy con trong những năm đầu đời trước khi đi mẫu giáo có vai trò cực kỳ quan trọng, liên quan tới cả công cuộc thi cử vào đại học sau này của con. “Cha nào con nấy”. Chính thái độ sống và nhân cách của người mẹ sẽ quyết định tương lai sau này của đứa trẻ, do đó, người mẹ phải có trách nhiệm rất lớn trong quá trình nuôi dạy con.
3. Người mẹ nên chuyên tâm vào việc nuôi dạy con cho đến khi con 2 tuổi
Khi hỏi các bà mẹ trẻ mới sinh con dạo gần đây rằng tại sao các chị lại sinh con, tôi thường nhận được những câu trả lời rất vô trách nhiệm kiểu như “vì một gia đình thì cần có trẻ con”, hay “vì chồng tôi muốn có con”. Đôi khi còn có bà mẹ vô trách nhiệm hơn, coi con cái như món đồ chơi, trả lời “vì nhàm chán nên muốn có con”. Ngược lại, khi hỏi tại sao lại không sinh con, thì cũng có những câu trả lời kiểu chỉ nghĩ đến bản thân mình như “vì muốn chuyên tâm cho công việc”, “vì cuộc sống khó khăn”, “vì sợ có con thì mình không làm được gì nữa”.
Ngay cả trên chương trình “Lẽ sống của phụ nữ” của đài NHK, trong số 50 người tham gia mà không có lấy một người trả lời “lẽ sống của tôi là nuôi dạy con cái nên người”. Đúng là phụ nữ đi làm nếu kết hôn xong sẽ phải gánh vác tận ba vai trò: công việc, nuôi con, việc nhà. Cho nên không có gì khó hiểu khi họ do dự trong việc sinh con. Tuy nhiên, đối với người phụ nữ, trên đời này liệu còn có việc nào quan trọng hơn việc chăm sóc cho con cái không?
Trong cuốn “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” tôi cũng có giới thiệu về những quan điểm của thầy Suzuki Shinichi, người nổi tiếng với lớp học tài năng violon nhỏ tuổi, hay còn gọi là người phát minh ra phương pháp Suzuki gây sự chú ý của mọi người trên thế giới. Với những người lấy cớ bận rộn nên không chăm sóc chu đáo cho con cái, thầy bảo rằng, “trên thế gian này liệu còn có việc gì quan trọng hơn việc chăm sóc con cái nên người nữa chứ? Nếu có việc đó, tại sao còn quyết định sinh con? Một khi đã muốn sinh con thì trước hết hãy giải quyết cho những cái bận rộn đó đi; mất 50 năm, 60 năm cũng hãy làm cho xong đã rồi hẵng sinh con ra trên đời”. Không biết những người trả lời, “vì nhàm chán nên có con cho vui”, hoặc là “muốn tập trung cho công việc nên không sinh con” sẽ trả lời thế nào khi nghe những lời tâm huyết này của thầy Suzuki?
Một bà mẹ vừa đi làm vừa nuôi con nhưng vẫn đảm đương tốt cả ba vai trò: công việc, chăm con, việc nhà – nhà phê bình Akiyama Chieko cho biết, phụ nữ mà không coi việc chăm con là mục đích sống thì chỉ đáng xem như một kẻ lười biếng mà thôi. Hồi đó, để có thể vừa nuôi con vừa đi làm, cô Akiyama đã chuyển đến gần nhà mẹ đẻ, nói cho mẹ phương châm nuôi con của mình, rồi nhờ mẹ trông con hộ, để cô có thể yên tâm đi làm, không phải về nhà giữa chừng mà vẫn biết được tình trạng của con.
Chính vì coi việc nuôi dạy con cái là một trong những mục đích sống lớn trong đời, nên nó đã thành động lực giúp cô có thể hoàn thành tốt cả hai vai trò trong gia đình và ngoài xã hội. Từ kinh nghiệm của bản thân, cô Akiyama khuyên người phụ nữ nếu có điều kiện nên chuyên tâm vào việc chăm sóc con cái. Cô cho biết, “khi bạn nuôi con, bạn sẽ thành một người vô cùng thú vị, chỉ cần để ý chút là bạn vừa có thể thành một cô giáo, một chuyên gia dinh dưỡng, và kể cả thành một nhà thiết kế”. Bản thân tôi cũng chung quan điểm là người mẹ nên tập trung vào việc nuôi con cho đến khi bé được 2 tuổi. Điều này sẽ tốt cho quá trình phát triển của con hơn. Bởi vì, trong giai đoạn khuôn mẫu, chỉ có mẹ mới có thể dạy con tốt nhất và mang lại những kích thích tốt nhất cho sự phát triển của bé.
Mọi người thường nói vượt cạn là thời khắc gian nan nhất của người phụ nữ. Nhưng theo tôi, chính sau khi sinh con ra, trọng trách của người phụ nữ mới lớn hơn nữa. Dù bạn có là chuyên gia gì đi nữa, nhưng nếu ngay cả việc chăm con cũng không tốt thì không thể coi là thành công.
Con người khác với động vật ở chỗ khi sinh ra vẫn đang ở trạng thái chưa hoàn thiện. Lúc mới sinh, chúng ta hoàn toàn chưa biết gì, ngay cả việc đi lại như động vật cũng không thể. Do đó, loài vật sinh ra dù không được chăm sóc vẫn có thể tồn tại được, nhưng con người thì không thể nếu thiếu đi bàn tay chăm sóc của mẹ. Lý do tôi nói người mẹ nên tập trung vào nuôi con cho đến khi con được 2 tuổi cũng là vì để có thể chăm sóc cho đứa trẻ từ trạng thái non nớt cho đến khi cơ thể được hoàn thiện hơn. Và cũng lúc đó mới có thể nói là “tôi đã sinh con xong” được.
Tôi không phải là phụ nữ nên không hiểu hết được nỗi gian khó khi sinh nở, tuy nhiên, nếu đã chịu nhiều đau đớn như thế để sinh con thì phải cố nuôi dạy con thành người mới không mất đi ý nghĩa của sự hi sinh đó. Trên đời này có không ít người chỉ muốn tự do, vui vẻ tận hưởng cuộc sống của mình, lúc nào cũng nghĩ có con thì coi như sự nghiệp chấm dứt. Nhưng thử hỏi, trên đời này còn việc gì vui và ý nghĩa hơn việc nuôi dạy con cái? Thật may, vì em bé sinh ra với trạng thái chưa hoàn thiện nên người mẹ nào cũng vừa có thể trở thành nhà giáo dục, nhà dinh dưỡng, nhà thiết kế, lại vừa có thể trở thành một bác sĩ, hay một nhà tôn giáo. Và cũng chính nhờ người mẹ một mình sắm nhiều vai như thế mà những đứa trẻ được lớn khôn, trở thành những con người tài giỏi. Do đó, nếu để lỡ thời gian vàng quý giá này, phó mặc việc chăm con cho người khác, thì quả thật đó là người mẹ lười nhác, vô trách nhiệm. Hơn nữa, em bé càng lớn càng trở thành sự hiện diện không hề đơn giản, và mang lại niềm vui cho người mẹ của mình, giúp mẹ không cảm thấy nhàm chán khi chăm sóc con.
Khi hiểu được rằng cách nuôi dạy trong thời kỳ trước 2 tuổi sẽ phần nào quyết định tương lai của đứa trẻ, tôi nghĩ các bạn sẽ thấy mong muốn người mẹ chuyên tâm chăm con trong thời gian đó quả không phải là đòi hỏi gì quá đáng.
4. Giáo dục trẻ phải bắt đầu từ giây phút trẻ chào đời
Ngày xưa, khi đi xin chó con mới đẻ về nuôi, người ta thường hay bỏ cái đồng hồ gần hỏng vào trong khăn rồi nhét vào trong chuồng chó cho dễ nuôi. Lý do là tiếng tích tắc tích tắc của chiếc đồng hồ nghe gần giống với tiếng nhịp tim đập của chó mẹ, nên chó con nghe thấy sẽ yên tâm mà ngủ ngon. Không chỉ loài chó, mà hầu như các loài động vật đều như vậy. Khi bước ra cuộc đời từ trong bụng mẹ, là lúc cơ thể phải chịu cú sốc rất lớn. Nên nếu ở thế giới bên ngoài mà vẫn được nghe nhịp tim mẹ đập như khi còn trong bụng thì các con sẽ yên tâm hơn.
Tất nhiên, điều này cũng không phải ngoại lệ với trẻ nhỏ. Có một kết quả thí nghiệm cho thấy nếu cho em bé nghe âm thanh giống với tiếng nhịp đập của tim người mẹ thì em bé rất ngoan. Còn ngược lại khi tăng tốc độ lên thì em bé sẽ khóc nhiều hơn. Dựa trên kết quả thí nghiệm này, người ta cũng đã thử cho ra đời một sản phẩm rất thú vị là đĩa nhạc chuyển hóa từ các âm thanh nhịp đập của tim người mẹ.
Tôi cũng từng nghe câu chuyện rằng trong thời gian nằm nghỉ ở viện sau khi sinh xong, những em bé được nằm ở phòng gần lối ra vào chỗ dễ cảm nhận được các âm thanh và người qua lại thì có sự phát triển trí não tốt hơn các em bé được đặt nằm ở các phòng trong góc.
Mỗi lần nghe câu chuyện này, tôi đều có một cảm giác rất mạnh mẽ rằng đối với các bé mới sinh ra, chỉ vài giờ, hay vài ngày thôi cũng là những khoảng thời gian rất quan trọng. Ấy thế mà trong thời gian ấy những người xung quanh đã làm gì cho bé nào? Tôi thấy phần lớn là gửi con ở phòng giữ trẻ sơ sinh của bệnh viện, chỉ khi nào cho bú thì bé mới được gặp mẹ một lúc. Tất nhiên, cũng có những khi vì lý do an toàn vệ sinh hoặc vì cơ thể mẹ chưa bình phục nên đành phải thế. Nhưng các bạn nên nhớ, giáo dục con trẻ là việc cần phải bắt đầu từ khoảnh khắc mà con chào đời.
Nhắc đến giáo dục, các bà mẹ thông minh thường lôi ra đủ các loại sách tâm lý trẻ thơ, sách nuôi dạy trẻ… để hòng đào tạo con mình thành thiên tài. Tuy nhiên, sinh đẻ và chăm con là việc cần sự kết nối máu mủ mang tính động vật. Có thai, đẻ con, chăm con là những hành động vốn dĩ có hơi hướng động vật mạnh hơn. Và chắc chắn đó không phải là việc cứ bọc trong khăn trắng, khử trùng là được. Do đó, nếu bây giờ bạn xem nhẹ yếu tố này thì sau này dù cố gắng bao nhiêu cũng không thể lấy lại được “thời kỳ giáo dục” đã bỏ lỡ.
Trong cuốn sách này, yếu tố cơ bản khiến tôi muốn nhấn mạnh việc các bà mẹ nên có trách nhiệm nhiều hơn trong việc nuôi dạy con cái cũng xuất phát từ sợi dây kết nối mang tính động vật này. Chắc chắn, cho em bé nghe tiếng nhịp đập thực sự của mẹ mình sẽ mang lại kết quả tốt hơn nhiều so với nếu chỉ được nghe những âm thanh nhân tạo. Mong các bà mẹ đừng quá chú tâm vào “nuôi con theo khoa học” mà quên mất điều này.
5. “Bầu ngực” của mẹ là lớp học tuyệt vời nhất với đứa trẻ vừa mới chào đời
Ngày nay, các bà mẹ trẻ thường hay quan tâm đến vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ hay bằng sữa ngoài. Về mặt dinh dưỡng, không phải chuyên gia nên tôi không bàn luận. Tuy nhiên, vấn đề là ngày nay có nhiều bà mẹ vì muốn giữ dáng bộ ngực nên không cho con bú. Ở phần trước, tôi cũng đã nói, khi được mẹ bế trong lòng, bú vú mẹ, lắng nghe nhịp đập trái tim mẹ, nhìn ngắm khuôn mặt mẹ, em bé sẽ được phát triển một cách toàn diện về tâm sinh lý. Đây cũng chính là mối quan hệ thật sự giữa người mẹ và đứa con. So với bú bình, bú mẹ tốt hơn rất nhiều cho sự phát triển trí não của bé. Ví dụ thế này, ở một bệnh viện phụ sản của Mỹ, người ta làm một thí nghiệm với 24 bé sơ sinh. Chia các bé thành hai nhóm để chăm sóc, một nhóm thì cho nằm trong phòng chỉ có các bé, còn một nhóm thì thường xuyên có mẹ bên cạnh, lúc đói là có mẹ cho bú ngay. Khi làm điều tra về kết quả ngôn ngữ của các bé sau 2 năm, 5 năm thì thấy, các bé nhóm thứ hai có khả năng ngôn ngữ vượt trội hơn nhiều so với nhóm thứ nhất. Do đó, nếu ở những năm đầu đời mà không chú ý bồi đắp thì đến khi em bé lớn lên, đi học mẫu giáo rồi, dù lúc đó mẹ định thúc đẩy thêm sự phát triển trí tuệ cho bé đi nữa cũng khó mà đạt được kết quả như mong muốn.
Dạo gần đây, xuất hiện nhiều trường dự bị dạy thêm cho bé ôn thi vào các trường mẫu giáo nổi tiếng. Tuy nhiên, không cần bắt bé phải khổ cực thế làm gì. Tôi chắc chắn rằng, chỉ cần được mẹ ôm trong lòng, cho bú bầu sữa mẹ, thì chắc chắn tự khắc em bé sẽ có những khả năng đấy.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé được lớn lên bằng sữa mẹ có khả năng kháng bệnh tốt hơn so với sữa công thức. Các bác sĩ nhi khoa cũng cho biết, bé bú sữa công thức sức đề kháng với các loại bệnh truyền nhiễm cũng không được bằng, do đó, dễ bị cảm cúm hơn, dễ mắc nhiều loại bệnh khác hơn. Tôi không có ý phê phán việc người mẹ nỗ lực để gìn giữ sắc đẹp của mình, mà chỉ muốn các bạn biết rằng em bé được ở bên cạnh mẹ, lớn lên nhờ dòng sữa mẹ sẽ phát triển một cách khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
Tôi mong những ai được làm mẹ hãy hiểu rằng chính vì bạn là một người mẹ, bạn mới có thiên chức mà trời đất ban cho, tự tạo ra dinh dưỡng, tự mình trực tiếp nuôi sống đứa con của mình.
6. Trước 3 tuổi là thời kỳ để cha mẹ “nhồi ép” cho con
Chắc chắn khi hỏi các chuyên gia về giáo dục rằng trong quá trình dạy dỗ trẻ, điều gì là quan trọng nhất? Phần lớn đều sẽ trả lời, đó là tôn trọng quyền tự chủ của trẻ. Phải giải thích cho trẻ hiểu bản chất của vấn đề và làm cho trẻ cảm thấy thuyết phục. Ngược lại với cách làm này đó là nhồi nhét, ép buộc, bắt học thuộc lòng.
Đặc biệt là nền giáo dục sau chiến tranh có xu hướng áp đảo, thiên về cách dạy có tôn trọng quyền tự chủ của trẻ.
Cách làm này không bắt trẻ nhớ máy móc mà thường giải thích cho đến khi trẻ hiểu và thấy thuyết phục. Tôi không định phản bác lại cả nền giáo dục sau chiến tranh này, tuy nhiên, theo tôi, riêng về vấn đề giáo dục trẻ nhũ nhi trước 3 tuổi thì cách làm này là hoàn toàn trái ngược.
Quả thật, khi dạy trẻ một điều gì mới, thay vì nhồi nhét, bắt trẻ học thuộc lòng, thì giải thích cho trẻ hiểu, nắm được bản chất vấn đề trẻ sẽ nhớ lâu hơn. Nhưng cách làm này chỉ phù hợp khi trẻ đã ở độ tuổi có khả năng tri thức logic ở một mức độ nào đó. Còn đối với trẻ nhũ nhi chưa biết gì thì việc giải thích dài dòng hòng mong các em hiểu chỉ là lãng phí thời gian.
Tuy nhiên, khoan vội cho rằng như thế không cần thiết phải dạy những thứ bé chưa hiểu cho trẻ nhũ nhi, hoặc là còn quá sớm để nghĩ đến chuyện dạy bé. Tôi đưa ra kết luận luôn là, đối với các bé dưới 3 tuổi, nhồi nhét hay học vẹt đều tốt cả, bạn thấy cái gì cần dạy cho bé thì cứ dạy càng nhiều càng tốt. Bởi vì, ở độ tuổi này, dù không hiểu, không thấy thuyết phục nhưng nếu bộ não coi nó là một khuôn mẫu thì đều sẽ ghi vào đầu.
Điều này chính là việc một em bé nói còn chưa thạo, mới bập bẹ vài từ đơn nhưng đã có thể nhìn thoáng qua phân biệt được mấy chục loại xe ô tô, nhớ được giai điệu các bài hát trong quảng cáo, nhớ được rất nhiều chữ Hán khó. Các em đâu cần phải phân tích các thứ thành hình dạng cụ thể để nhớ, cũng không cần hiểu ý nghĩa chữ Hán nhưng các em vẫn ghi nhớ được.
Khả năng nhận thức nguyên mảng này giúp trẻ nắm được tổng quan sự vật trong khoảnh khắc này giống như trực quan mang tính động vật, người lớn chúng ta dù muốn cũng không bì kịp được. Vì thế, tôi gọi đây là thời kỳ khuôn mẫu.
Bộ não của trẻ thời kỳ này chỉ như tờ giấy trắng, không biết phân tích và phán đoán như người lớn, do đó, nó có thể tiếp thu tri thức mà không đòi hỏi phải hiểu hay cảm thấy thuyết phục. Ngược lại, cũng vì lý do đó, nếu trong thời kỳ này mà bỏ mặc không quan tâm chu đáo thì bộ não trẻ không biết phân biệt nên cũng tiếp thu cả những thông tin xấu, tạo nên con người xấu sau này. Chính vì thế, đối với bộ não chưa có khả năng phân biệt tốt xấu của trẻ, nhồi cũng được, nhét cũng được, cha mẹ thấy cái gì đúng thì cứ lặp đi lặp lại nhiều lần kể cả làm một cách máy móc, mang tính vật lý hay sinh lý cũng hãy cứ làm để trẻ ghi vào đầu.
Bước 1: Truy cập website https://sanhangre.net hoặc tải App Sanhangre trên Google Play/Apple Store và chọn sản phẩm mình cần mua
Sau khi vào xem chi tiết sản phẩm cũng có thể chọn "Thuộc Tính" (Nếu có), chọn Số lượng nếu mua nhiều và click "THÊM VÀO GIỎ HÀNG" hoặc "MUA NGAY"
Bước 2: Vao trang Giỏ hàng xem lại Danh sách các sản phẩm vừa thêm vào giỏ và thực hiện các bước như hướng dẫn để Tham khảo Xem Phí Dịch vụ (gồm phí ship, phí COD - nếu có)
+ Vẫn tại Trang Giỏ hàng nếu bạn có Mã giảm giá hoặc Phiếu quà tặng thì thêm vào tại đây để được hưởng những ưu đãi của Săn Hàng Rẻ
*Chú ý tại bước này: Nếu Giỏ hàng của bạn có những sản phẩm bị đánh dấu *** thì cần loại bỏ các sản phẩm đó khỏi giỏ hàng (bằng cách click vào dấu "X" sau đó click tiếp vào nút "Refresh" màu xanh bên cạnh để làm mới trang giỏ hàng) thì mới có thể click vào nút "ĐẶT HÀNG" để thực hiện bước tiếp theo.
Bởi sản phẩm đánh dấu *** là các sản phẩm hoặc "tạm thời hết hàng/hết hàng" hoặc "số lượng đặt mua" nhiều hơn số lượng shop đang còn hàng
+ Sau đó chọn click "ĐẶT HÀNG", hệ thống sẽ chuyển sang trang điền "Thông tin nhận hàng"
Bước 3: Trang điền THÔNG TIN NHẬN HÀNG, chọn Phương Thức Thanh Toán, Phương thức Vận chuyển và Xác nhận Hoàn Tất Đơn hàng
- Phương thức Thanh toán hiện tại Shop có:
+ Thanh toán trực tuyến qua Cổng thanh toán VNPAY,
+ Thanh toán Chuyển khoản
+ COD - Nhận hàng thanh toán tiền
Chi tiết xem >>tại đây<<
Sau khi xác nhận đơn hàng hoàn thành. Trang thông báo sẽ hiện ra cho bạn thông tin hoàn tất đặt hàng, bạn hãy mở email của mình để nhận thông tin chi tiết đơn hàng hoặc kiểm tra sms số di động đăng ký đặt hàng để nhận ID đặt hàng và theo dõi tiến trình mua sản phẩm của đơn hàng đó.
Chúc các bạn thành công !
LƯU Ý KHI MUA HÀNG:
Cảm ơn quý khách đã quan tâm đến sản phẩm bên shop, quý khách vui lòng dành ít thời gian đọc kĩ chính sách bảo hành đổi trả:
- Săn Hàng Rẻ nhận đổi trả trong trường hợp hàng sai mẫu, size, màu do shop gửi. Bên shop chỉ giải quyết khiếu nại khi quý khách có video clip khi mở/nhận hàng. - Bảo hành đối với sản phẩm chính hãng, quý khách trực tiếp mang sản phẩm bảo hành tới trung tâm bảo hành của hãng. Hoặc Săn Hàng Rẻ hỗ trợ bảo hành giúp Quý khách với điều kiện Quý khách gửi hàng (khách hàng chịu phí vận chuyển khi gửi sản phẩm bảo hành) đến các địa chỉ của Săn Hàng Rẻ.- Đối với các sản phẩm nhập khẩu , quý khách gửi sản phẩm về lại bên shop để được kiểm tra (khách hàng chịu phí vận chuyển khi gửi sản phẩm bảo hành).Trường hợp từ chối hỗ trợ:- Không nhận đổi trả khi sản phẩm bị hư hại do tác động ngoại lực từ người mua như móp, bể, trầy xước, nổ điện, rớt nước, rách tem bảo hành, không đầy đủ phụ kiện và hộp. - Vì lượng hàng hoá nhiều, Săn Hàng Rẻ không nhận đổi trả trong trường hợp khách không thích, không ưng màu, chất liệu, to quá, bé quá, không hợp phong thủy ...; quý khách vui lòng đọc kĩ mô tả, xem hình ảnh hoặc video (nếu có) cụ thể; nếu cần hãy chat với shop để được tư vấn
Một số chính sách hỗ trợ bán hàng khác:
Miễn phí Vận chuyển cho đơn hàng từ 300k
- Áp dụng cho Nội thành Hà Nội/Hải Phòng (->Xem Chi tiết tại đây<-)
- Không áp dụng giao ngoài giờ HC hoặc giao theo yêu cầu
- Các Tỉnh/Thành phố khác áp dụng phí theo Biểu phí của các Đơn vị Vận chuyển
Áp dụng cho khách mua hàng tại Hà Nội và Hải Phòng
CAM KẾT đơn hàng sẽ được giao trong ngày từ nhanh thì 8 giờ -> chậm 24 giờ làm việc trong nội thành
[ Nội thành Hà Nội được quy định tại Shop ( bán kính cách Shop tại Xuân La 6km ): Bao gồm các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Ba Đình, Bắc Từ Liêm ]
Các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Long Biên, Hoàng Mai do quá xa so với bán kính phục vụ của Shop, sẽ nằm trong khu vực mức phí ưu đãi thể hiện trên website khi Qúy khách đặt hàng vào trang Giỏ hàng
[ Nội thành Hải Phòng được quy định tại Shop ( bán kính cách Shop tại An Đồng 5km ): Bao gồm các quận: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, huyện An Dương ] các khu vực khác thuộc Hải Phòng tính phí theo hệ thống được hiện thị tại website khi Qúy khách đặt hàng vào trang Giỏ hàng
Đặt hàng trên Website hệ thống sẽ cộng thêm phí tự động, khi phí hiện ra Quý khách thấy hợp lý thì "XÁC NHẬN" đồng ý mức phí đó và hoàn tất đơn hàng.
Cụ thể vài phần trong Quy trình cộng thêm phí sẽ thể hiện như sau :
- Các đơn trong nội thành thanh toán khi nhận hàng phí thấp nhất là 25.000 đ/đơn (phí này có thể nhiều hơn phụ thuộc khu vực, thời điểm nhận hàng)
- Đơn hàng trên 300.000d miễn phí giao hàng các quận Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Long Biên, Hoàng Mai
Tại Hải Phòng: Nội thành Hải Phòng (Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Huyện An Dương) miễn phí giao hàng cho đơn từ 300k
Đơn đặt sáng trước 13h sẽ giao vào chiều cùng ngày trước 17h, đơn đặt chiều, tối hoặc đêm sẽ được giao vào sáng hôm sau trước 12h.
- Các đơn hàng cần giao gấp, giao hẹn giờ, giao sau 17h, giao vào ngày Chủ nhật, ngày nghỉ, ngày lễ.... phí thỏa thuận khi Shop điện thoại xác nhận đơn hàng.
- Một số địa chỉ quá xa sẽ tính phí vận chuyển riêng, tùy thuộc khu vực cụ thể.
Quý khách tại các tòa nhà cao tầng, văn phòng, cơ quan công sở vui lòng xuống dưới hoặc ra ngoài nhận hàng vì nhân viên chúng tôi chở hàng hóa nặng, cồng kềnh, có giá trị nên không thể gửi xe.
Mong Quý khách thấu hiểu.